Cách đóng dấu trên văn bản


Quy định về đóng dấu:

- Đối với cơ quan, tổ chức có con dấu, những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản của cơ quan, tổ chức. Việc đóng dấu vào các loại văn bản giấy tờ phải theo đúng quy định của pháp luật.

- Dấu phải đóng rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. Mực in dấu thống nhất dùng màu đỏ.

- Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền.

- Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu phải đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

- Trên các phụ lục kèm theo văn bản chính có thể đóng dấu "treo". Dấu đóng trên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.

- Trên các văn bản do đơn vị không có con dấu ban hành, có thể đóng dấu "treo". Dấu đóng trên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan cấp trên trực tiếp và tên đơn vị. 

- Các ban và hội đồng chỉ đạo hoặc tư vấn (Ví dụ: Ban Phòng chống lụt bão; Hội đồng Tuyển sinh) của cơ quan, khi trong quyết định thành lập ban hoặc hội đồng có ghi "Được sử dụng con dấu của cơ quan vào các văn bản của ban hoặc hội đồng", thì được phép sử dụng con dấu của cơ quan đóng lên chữ ký của trưởng ban hoặc chủ tịch hội đồng.

www.lamdaunhanh.com

- Trên các văn bản do các ban và hội đồng chỉ đạo hoặc tư vấn của cơ quan, khi trong quyết định thành lập ban, hội đồng không ghi "Được sử dụng con dấu của cơ quan vào các văn bản của ban hoặc hội đồng", có thể đóng dấu "treo". Dấu đóng trên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan và tên ban hoặc hội đồng.

- Trên văn bản gồm nhiều tờ giấy phải đóng dấu giáp lai. Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

Tham khảo thêm:


QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU TRONG CÔNG TÁC VĂN THƯ

(Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư)

Điều 25. Quản lý và sử dụng con dấu

1. Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này.

2. Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;

b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;

c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

d) Không được đóng dấu khống chỉ.

3. Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:

a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;

b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.

Điều 26. Cách Đóng dấu

1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.

2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.

4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.



Sưu tầm